Bảo vệ ngân hàng,kho hàng, bến bãi
Dịch vụ bảo vệ ngân hàng chuyên nghiệp.
Khi lượng khách hàng tới các ngân hàng để giao dịch tiền bạc ngày một gia tăng thì hiển nhiên nơi đây trở thành “con mồi béo bở”, là điểm ngắm để thực hiện những hành vi trộm cắp, cướp giật của kẻ gian. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, hiện nay tại các ngân hàng lớn đã được trang bị các trang thiết bị kĩ thuật hiện đại nhằm phát hiện kịp thời những hành vi gian lận, trộm cướp. Tuy nhiên, việc phát hiện cần phải kết hợp chặt chẽ với việc bắt giữ tội phạm thì mới tránh được thiệt hại cho ngân hàng. Nhưng trước khi công an kịp đến, những tên tội phạm sẽ tìm mọi cách để thoát thân, thông thường, để thoát được chúng sẵn sàng làm hại bất kì ai làm cản trở việc chạy trốn của chúng. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho người làm trong ngân hàng, mà còn gây nguy hiểm cho cả khách hàng đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch. Tâm lý chung của một khách hàng khi tới giao dịch là muốn được đảm bảm an toàn tuyệt đối về tài sản cũng như tính mạng và sức khỏe của mình. Và một ngân hàng muốn phát triển bền vững thì cần phải có một lực lượng Bảo vệ chuyên nghiệp, sẵn sàng ứng phó với mọi đối tượng tội phạm. Bảo vệ an toàn tuyệt đối về tài sản, tính mạng và sức khỏe cho khác hàng và cán bộ công nhân viên đang làm việc tại đây.
Nhiệm vụ và yêu cầu của nhân viên bảo vệ ngân hàng của SBC security :
1. TẠI NGÂN HÀNG
a. Nhiệm vụ
Đề phòng kẻ xấu trà trộm vào móc túi ăn cắp đồ của khách hàng nhân viên bảo vệ phải có phương án bảo vệ tầm xa nhằm phát hiện ra những ai lảng vảng đi lại nhiều, mắt hay liếc ngang liếc dọc vào khách hàng, đặc biệt là gần bàn giao dịch
Đề phòng kẻ xấu làm các động tác giả đánh lạc hướng làm nhân viên bảo vệ sơ hở mất cảnh giác để đột nhập vào ngân hàng.
Những khách hàng rút lượng tiền mặt lớn nhân viên bảo vệ phải đề cao cảnh giác với những người xung quanh họ và cần theo dõi, ngầm bảo vệ họ khi ra xe, khách hàng bỏ tiền vào cốp xe khi chạy ra khỏi mục tiêu.
Nhắc nhở khách hàng, tuân theo các nội quy chung của ngân hàng.
b. Yêu cầu
Bảo vệ phải giữ kín bí mật không được tiết lộ những bí mật của ngân hàng như: mã số khóa, sơ đồ hệ thống báo động, phòng chống trộm cắp lượng tiền mới nhập về, quy luật làm việc của nhân viên ngân hàng.
Nhân viên bảo vệ phải tỏ ra lịch sự đối với khách hàng của ngân hàng nhưng tuyệt đối không được quá thân mật, dẫn đến hành động bất nhã.
Nhân viên bảo vệ ở ngân hàng phải làm theo phương châm nghe mà không nghe, nhìn mà không nhìn, tức là phải tập trung các giác quan của con người để làm việc, tất cả mọi quan sát, nghe ngóng phải giữ bí mật , lịch sự.
Nhân viên bảo vệ phải am hiểu tường tận các ngõ ngách và các khu vực trọng yếu của ngân hàng.
Nhân viên bảo vệ phải xác định được ngày, giờ cao điểm trong ngân hàng.
2. KHI CHUYỂN TIỀN
a. Nhiệm vụ:
Việc chất tiền bốc xếp phải có sự giám sát của người có thẩm quyền theo đúng kế hoạch, nhân viên bảo vệ phải quan sát địa điểm nơi lên xuống tiền.
Khi vận chuyển chú ý các hiện tượng lạ (người, xe cộ…) có thể kẻ xấu nắm được kế hoạch lợi dụng hành động
Đề phòng hư hỏng xe, nếu vì lý do đó mà xe phải dừng lại (đèn đỏ, hư xe, tắc nghẽn giao thông…) bảo vệ phải sẵn sàng quan sát kỹ, phát hiện nghi vấn, báo ngay cho người có trách nhiệm lý do, địa điểm xe phải dừng.
Xe phải đi đúng tuyến quy định, không được tự tiện thay đổi
Nếu sự cố xảy ra trên đường, nhân viên bảo vệ phải cố gắng xác nhận tướng mạo, trang phục đặc điểm, hướng chạy và biển số xe của tội phạm, điện thoại báo ngay cho phòng cảnh sát và đồng thời đưa ra biện pháp xử ý khác tùy thuộc vào tình hình tại hiện trường.
b. Yêu cầu
Vận chuyển tiền trên đường là giai đoạn quan trọng và nguy hiểm nhất, đặc biệt là lúc giao nhận tiền nên nhân viên bảo vệ cần phải:
+ Chọn chỗ ngồi thích hợp trên xe để có thể quan sát được cả trước lẫn sau và cả 2 bên thành xe.
+ Chọn chỗ ngồi thích hợp để có đủ diện tích, khoảng không thích hợp cho công việc phòng chống lại sự tấn công của tội phạm được linh hoạt và thuận tiện.
Đặc biệt chú ý các hiện tượng bất thường khi xe di chuyển như có xe máy bám theo, có kẻ nhìn vào xe, có tai nạn giao thông hay có kẻ chặn ngang đường…đặc biệt không được rời xe đề phòng tội phạm dùng kế “điệu hổ ly sơn” động tác giả đánh lạc hướng.
Lái xe phải tuân thủ theo yêu cầu của nhân viên bảo vệ nhất là lúc bốc tiền lên xuống, địa điểm đậu xe là quan trọng nhất, ngoài ra còn phải quan tâm đến tốc độ di chuyển của xe.
Khi lên xuống tiền nhân viên bảo vệ phải chọn được vị trí đứng thích hợp để sẵn sàng ứng phó với mọi trường hợp có thể xảy ra.
Mọi thông tin về số xe chuyển tiền, kế hoạch di chuyển thời gian, số tiền vv…phải được giữ bí mật
Dịch vụ bảo vệ kho hàng, bến bãi hàng đầu.
Tài liệu.
- Sổ đăng ký khách đến liên hệ công tác.
- Sổ theo dõi hàng xuất hàng và sổ nhập hàng.
- Sổ đăng ký tạm nhập tài sản.
- Sổ theo dõi công nhân ra vào trong giờ làm việc.
- Sổ nhật ký ca trực (sổ giao ca).
- Bản mô tả công việc – Phương án bảo vệ…
Biểu mẫu áp dụng;
- Biên bản vi phạm nội quy.
- Biên bản sự việc.
- Biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang.
- Biên bản bàn giao (giao nhận tài sản).
- Biên bản giao nhận niêm phong.
- Các loại biểu mẫu báo cáo.
- Báo cáo ngày/tuần đơn vị chủ quản.
Công cụ hỗ trợ:
- Dùi cui sắt.
- Bộ đàm.
- Đèn pin.
- Ao mưa, ủng, dù.
YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG BẢO VỆ:
- Tối thiểu tốt nghiệp cấp 2.
- Tuổi từ 18 đến 45.
- Có tư cách đạo đức tốt, có xác nhận lý lịch từ địa phương.
- Được đào tạo bài bản về nghiệp vụ bảo vệ, luật pháp, PCCC, phản ứng trong tình huống khẩn cấp và đào tạo về quy trình thực hiện công việc này và các chương trình đào tạo của khách hàng (nếu có).
- Chấp hành nghiêm nội quy kỷ luật của công ty và nội quy của khách hàng.
- Thực hiện công việc nghiêm túc theo quy trình, phương án bảo vệ đã đề ra.
- Luôn dùy trì đúng vị trí làm việc của mình, trường hợp rời vị trí vì lý do chính đáng phải có người thay thế hoặc đóng khóa cửa nếu không có xuất nhập hàng nhưng phải được sự đồng ý của đội trưởng mục tiêu và có nhân viên khác hỗ trợ.
- Mọi thắc mắc, khó khăn trong công việc phải báo cáo ngay cho cấp trên để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
- Phòng nghiệp vụ có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, triển khai thực hiện công việc một cách có hiệu quả và kiểm tra việc thực hiện nhằm đảm bảo quy trình, phương án bảo vệ đưa ra được triển khai một cách triệt để.
- Phòng nghiệp vụ bảo vệ phải cắt cử người ít nhất 1 tiếng 1 ngày đến mục tiêu để xem lại camera để kiểm tra tình hình hoạt động của lực lượng bảo vệ và tình hình an ninh của ngày hôm trước nhằm phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các vấn đề, sự cố an ninh.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời để ngăn ngừa các lỗ hổng an ninh.
- Mọi sự cố phải được phát hiện kịp thời để có hành động ngăn ngừa hoặc báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền liên quan.
NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ
- Đảm bảo an toàn cho con người và tài sản trong kho.
- Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các mối đe dọa đến con người và tài sản trong kho.
- Đảm bảo chỉ có người có thẩm quyền mới được vào trong kho (những người có danh sách đã được phê duyệt và có thẻ đeo.
- Đảm bảo tất cả hàng hóa ra vào kho phải có chứng từ hợp lệ và phải được kiểm soát chặt chẽ về số lượng và chủng loại.
- Giám sát, kiểm tra theo chứng từ hàng hóa nhập vào kho; giám sát, kiểm tra quá trình phân loại hàng hóa và xuất ra đảm bảo không để thất thoát, mất mát.
- Đăng ký đầy đủ thông tin hàng hóa xuất nhập bao gồm: Thời gian, thông tin nhân viên kho giao nhận, thông tin tài xế giao nhận, số xe, cty, tên hàng hóa, số lượng…
- Đảm bảo các hoạt động xuất nhập, phân loại hàng hóa chỉ được diễn ra trong thời gian và tại địa điểm quy định và dưới sự giám sát của bảo vệ và camera.
- Đảm bảo những người không có phận sự muốn vào kho phải có sự đồng ý của người có thẩm quyền. Tài xế, người đến giao nhận hàng không được vào trong kho.
ĐÓNG KHÓA VÀ BAN GIAO NIÊM PHONG CỬA KHO.
- Nhân viên bảo vệ phải có mặt đầy đủ mỗi khi kho bắt đầu mở cửa hoạt động cũng như khi kho hết giờ làm việc đóng khóa, niêm phong.
- Sau khi hết giờ làm việc tất cả các cửa kho phải được đóng khóa và niêm phong.
- 5 cửa khóa trong và một cửa khóa ngoài:
- Cửa khóa trong gồm cửa X1 (cửa xuất ra ngoài), N1, N2 (2 cửa nhập từ kho nội bộ), N3, N4 (2 cửa nhập từ bên ngoài).
- Cửa khóa ngoài là cửa X2 (cửa chính xuất hàng).
- Việc đóng khóa, niêm phong và mở niêm phong kho phải được thực hiện, ký niêm phong bởi 3 bên: đại diện bên kho, đội trưởng bảo vệ SEPRE và đại diện bảo vệ vòng ngoài. Niêm phong cửa kho sau khi hết giờ làm việc (21h30), và mở niêm phong, mở cửa lúc 7h00 hàng ngày (Mỗi bên nên chỉ định một người duy nhất thực hiện việc đóng khóa niêm phong và mở niêm phong).
- Đội trưởng bảo vệ SEPRE sau đó thực hiện công tác bàn giao niêm phong lại cho bảo vệ vòng ngoài và nhận bàn giao niêm phong vào trước 7h sáng ngày hôm sau, việc giao nhân niêm phong với bảo vệ vòng ngoài phải được thực hiện bằng biên bản giao nhận niêm phong.
- Vào mỗi buổi sáng, đội trưởng bảo vệ phải có mặt trước 15 phút để tiến hành kiểm tra tình trạng an ninh xung quanh kho, hệ thống cửa và niêm phong cửa.
- Trường hợp phát hiện niêm phong bị đứt gãy hoặc kho có dấu hiệu đột nhập cạy phá vào sáng ngày hôm sau, bảo vệ phải giữ nguyên hiện trường, chụp hình và báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý. Việc làm tiếp theo là kết hợp với đại diện bên kho và bảo vệ vòng ngoài tiến hành lập biên bản sự việc cho các bên cùng ký xác nhận, sau đó tiến hành mở cửa kho để kiểm tra trong kho có bị mất mát gì không?
QUẢN LÝ CHÌA KHÓA KHO.
Sẽ đề xuất sau khi tiếp cận thực tế công việc.
KIỂM TRA, KIỂM SOÁT CHỨNG TỪ.
- Tất cả hàng xuất nhập bắt buộc phải có chứng từ hợp lệ đặc biệt là đối với hàng xuất đi, nhân viên bảo vệ phải kiểm tra kỹ chứng từ trước khi kiểm tra hàng cho xuất, nhập.
- Chứng từ hợp lệ là chứng từ có đầy đủ các yếu tố sau:
- Được in và phát hành theo mẫu đã được cung cấp bởi Cty.
- Có đầy đủ thông tin như: Thời gian, họ tên tài xế, người giao nhận hàng, số xe, công ty, tên hàng và số lượng…
- Không bị tẩy xóa hoặc sữa chữa.
- Có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt (có chữ ký mẫu và thông báo từ BGĐ Cty).
- Xử lý khi phát hiện chứng từ không hợp lệ: Trường hợp phát hiện chứng từ không hợp lệ như hoặc nghi ngờ không hợp lệ như: Thông tin không đầy đủ, bị tẩy xóa hoặc nghi giả mạo (giả mạo chứng từ, giả mạo chữ ký…) nhân viên bảo vệ phải dừng ngay việc xuất nhập hàng, chụp hình chứng từ, rồi báo cho quản lý kho, hoặc người có thẩm quyền để xác minh và xử lý. Nếu xét thấy có việc giả mạo chứng từ hoặc có dấu hiệu gian lận, tiêu cực phải lập biên bản và báo cáo lên BGĐ kho để xử lý.
KIỂM SOÁT NHẬP HÀNG.
- Việc nhận hàng chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian và tại địa điểm theo quy định của kho.
- Tất cả hàng nhập vào phải qua sự kiểm soát của bảo vệ, phải có mặt bảo vệ mới được thực hiện việc giao nhận hàng…..